SỰ TÍCH CON DÃ TRÀNG

Có hai vợ chồng một ông già tên là Dã Tràng. Trong vườn họ có một hang rắn.

Thường ngày làm cỏ gần đấy, ông già vẫn thấy có một cặp vợ chồng rắn hổ mang ra

vào trong hang.

Một hôm, con rắn chồng bò ra khỏi hang một mình. Ông nhìn thấy rắn vợ nằm cuộn

ở trong. Vì mới lột nên mình mẩy nó yếu ớt không cựa quậy được. Một lúc lâu, rắn

chồng bò trở về, miệng tha một con nhái đút cho vợ ăn.

Ít lâu sau, Dã Tràng lại thấy rắn vợ bò ra khỏi hang một mình. Lần này rắn chồng đến

kỳ lột nằm im thim thíp, lốt da cũ còn bỏ lại bên hang. Hồi lâu, rắn vợ trở về, theo sau

có một con rắn đực khác khá lớn. Dã Tràng thấy hai con bò đến cửa hang thì dừng lại

rồi quấn lấy nhau như bện dây thừng. Một lát sau, con rắn đực một mình bò vào hang.

Dã Tràng biết con rắn đực này toan làm gì rồi. Ông cảm thấy ngứa mắt, muốn trừ bò

con rắn đó đi để cứu con rắn chồng đang lúc suy nhược. Lúc đó bên mình không có

cái gì cả, ông bèn rút một mũi tên nhằm con rắn mới, bắn ngay một phát. Không ngờ

mũi tên lại trúng vào đầu con rắn vợ chết tươi, còn con kia hoảng hồn chạy mất. Dã

Tràng nghĩ cũng thương con rắn cái nhưng trong thương có lẫn cả giận, nên ông chán

nản bỏ đi về nhà. Từ đó, ông không thèm để ý đến hang rắn nữa.

Chừng dăm ngày sau, một hôm, Dã Tràng nằm võng thuật chuyện vợ chồng con rắn

cho vợ mình đã thấy và đã làm. Ông kể vừa dứt lời thì bỗng nghe trên máng nhà có

tiếng phì phì. Cả hai người hốt hoảng nhìn lên thì thấy có một con rắn hổ mang rất

lớn, đuôi quấn lấy xà nhà, đầu vườn tới gần chỗ ông nằm, miệng nhả một viên ngọc.

Ông vừa cầm lấy thì bỗng nghe được tiếng rắn nói:

– Ông là ân nhân mà tôi cứ ngỡ là kẻ thù. Mấy hôm nay tôi đợi ông trên máng này chỉ

chực mổ chết để báo thù cho vợ tôi. Nhưng vừa rồi nghe ông kể chuyện rõ ràng, tôi

mới biết là lầm. Xin biếu ông viên ngọc nghe này. Đeo nó vào mình thì có thể nghe

hiểu được mọi tiếng muông chim ở thế gian.

Từ kinh ngạc đến sung sướng, Dã Tràng nhận viên ngọc quý và từ đó không bao giờ

rời.

Một hôm, Dã Tràng đang hái rau, bỗng có một bầy quạ đến đậu ở mấy ngọn cau nói

chuyện lao xao. Chúng nó bảo Dã Tràng như thế này: – “Ở núi Nam có một con dê bị

hổ vồ. Hãy lên đó lấy về mà ăn nhưng nhớ để lòng lại cho chúng tôi với”. Dã Tràng

làm theo lời quạ, quả thấy xác một con dê trên núi Nam. Ông xẻo lấy một ít thịt xâu lại

xách về. Đến nhà, ông vội mách cho xóm giềng biết mà đi lấy, không quên dặn họ để

bộ ruột dê lại cho bầy quạ. Nhưng ông không ngờ người trong xóm nghe tin ấy đua

nhau đi đông quá, thành ra họ lấy hết cả, chẳng chừa một tý gì.

Lũ quạ không thấy ruột dê, cho là Dã Tràng đánh lừa, bèn đổ xô đến vườn ông réo lên

om sòm. Thấy vậy, ông biết là người trong xóm đã làm hại mình không giữ chữ tín với

bầy quạ. Ông phân trần mấy lần nhưng bầy quạ không nghe, cứ đứng đó chửi mãi.

Tức mình, ông bèn lấy cung tên ra bắn vào chúng. Chủ ý là để đuổi chúng đi chứ

không định giết. Chẳng ngờ bầy quạ thấy vậy cho là ông lấy oán trả ân liền cắp lấy

mũi tên có đề tên Dã Tràng ở đuôi, tìm dịp báo thù. Lúc bay qua sông thấy một cái

xác chết trôi, đàn quạ bèn đem mũi tên cắm vào yết hầu xác chết. Khi quan sở tại đến

làm biên bản, thấy mũi tên, liền đoán Dã Tràng là thủ phạm, sai lính bắt ông hạ ngục.

Dã Tràng bị bắt bất ngờ hết sức kêu oan, nhưng mũi tên là một chứng cứ sờ sờ làm

cho ông đuối lý, đành chịu chui đầu vào gông. Tuy nhiên, ông vẫn một mực xin quan

xét nỗi oan uổng. Thấy vậy, quan sai lính giải ông về kinh để vua phân xử.

Từ đề lao tỉnh, ông lại bị điệu đi. Dọc đường trời tối bọn lính dừng lại quán ăn uống

và nghỉ ngơi. Dã Tràng cổ bị gông, chân bị xiềng nằm trên đống rơm buồn rầu không

ngủ được. Lúc trời gần rạng, ông nghe có một đàn chim sẻ bay ngang đầu nói chuyện

về nhau: – “Nhanh lên! Chuyến này sẽ không lo đói nữa mà cũng chả sợ ai đánh đuổi

cả”. Một con khác hỏi: – “Của ai mang đến bỏ vương vãi thế nhỉ?”. Con nọ trả lời: Của vua nước bên kia. Họ toan kéo sang đánh úp nước bên này. Ngày hôm qua quân

đội giáo mác kéo đi liên miên không ngớt. Nhưng xe thóc vừa sắp đến biên cương thì

bị sụp hầm đổ hết. Họ đang trở về lấy thứ khác, cho nên chúng mình tha hồ chén”.

Nghe đoạn, chờ lúc bọn lính đến dẫn ông lên đường, Dã Tràng bảo họ:

– Xin các ông bẩm lại với quan rằng việc của tôi là việc oan uổng và nhỏ mọn không

nên bận tâm, mà giờ đây có một việc quốc gia trọng đại và cấp bách nữa, cần tính liệu

gấp.

Bọn lính tra gạn ông mãi nhưng ông không nói gì thêm, chỉ nài rằng hễ có mặt quan

mình mới tỏ bày rõ ràng.

Khi gặp mấy vị quan đầu tỉnh, Dã Tràng liền cho họ biết rằng vua Hiền Đế ở phương

Bắc đã sai tướng cầm quân sang đánh úp nước mình. Hiện họ đang đóng quân đầy ở

biên giới, chỉ vì bị sụp hầm, xe lương đổ hết, chưa tấn công được. Bây giờ họ đang

vận thêm lương, chờ đầy đủ sẽ vượt cửa ải sang Nam.

Bọn quan tỉnh lấy làm lo lắng nhưng cũng gạn hỏi ông có dám chắc như vậy không.

Dã Tràng chỉ vào đầu mình đoan rằng nếu nói sai, ông sẽ xin chịu chết. Nhưng nếu lời

của ông đúng thì xin bề trên phóng thích cho ông. Ngay lúc đó, những tên quân do

thám được tung đi tới tấp mọi ngả để lấy tin. Chỉ nội ngày hôm sau, Dã Tràng đã được

thả vì lời mách của ông quả đúng và vừa vặn để chuẩn bị đối phó với địch.

Được tha, Dã Tràng đi bộ lần về quê nhà. Bóng chiều vừa ngả, ông mới đến vùng

Hồng-hoa. Ông tìm vào nhà người bạn rất thân là Trần Anh nghỉ chân.

Gặp lại bạn cũ, vợ chồng Trần Anh vui mừng khôn xiết. Nghe tin ông bị tra tấn giam

cùm và suýt mất đầu, hai vợ chồng rất thương cảm.

Thấy bữa ăn tối thiết bạn không có gì, Trần Anh xuống bếp bảo vợ:

– Bạn ta đến lại gặp lúc trong nhà chả có gì ăn. Sẵn có cặp ngỗng, con nó đã khôn, ta

làm thịt một con, ngày mai đãi bạn lên đường.

Người vợ bằng lòng nhưng dặn chồng sáng dậy sớm bắt ngỗng và cắt tiết vặt lông

giúp mình một tay.

Trong khi hai vợ chồng bàn tính thì cặp ngỗng ở ngoài chuồng nghe được câu chuyện.

Ngỗng trống bảo ngỗng mái: – “Mình ôi! Mình hãy ở lại nuôi con, tôi sẽ đứng sẵn cho

chủ nó bắt”. Ngỗng mái không nghe, xin chết thay chồng. Nhưng ngỗng trống nhất

quyết hy sinh, nên chạy ra sân từ giã đàn con: – Con ơi! Các con ở lại với mẹ nghe.

Cha sẽ không bao giờ gặp lại các con nữa”. Song ngỗng mái vẫn lạch bạch chạy theo,

đòi chết thay chồng cho bằng được.

Lúc bấy giờ Dã Tràng nằm trên bộ ván đặt kề cửa sổ nên nghe được tiếng ngỗng than

thở. Ông bỗng thấy thương con vật vô tội chỉ vì mình mà phải lìa đàn con bé bỏng.

Ông toan nói trước với bạn, nhưng thấy bất tiện. Ông đành nghe ngóng ở chỗ chuồng

ngỗng chờ lúc bạn ra bắt thì sẽ cản lại.

Suốt đêm hôm đó tuy mệt mà ông không dám ngủ. Quả nhiên, vào khoảng canh tư,

Trần Anh thức dậy bước ra chuồng. Ngỗng trống xua ngỗng mái chạy rồi vươn cổ để

cho bắt. Khi Trần Anh sắp cắt cổ ngỗng thì Dã Tràng đã lật đật chạy xuống bếp nắm

lấy dao. Ông nói:

– Xin bạn thả nó ra. Tính tôi không hay sát sinh. Tình thân của đôi ta lọ phải cỗ bàn

mới thân. Nếu bạn giết nó thì tôi lập tức đi khỏi chỗ này.

Thấy bạn có vẻ quả quyết, Trần Anh đành thả ngỗng ra, rồi giục vợ chạy đi mua tép

về đãi bạn.

Cơm nước xong, Dã Tràng từ giã bạn lên đường về nhà. Đến ao, ông đã thấy vợ chồng

ngỗng cùng với bầy con đứng chực ở đấy. Ngỗng đực tặng Dã Tráng một viên ngọc và

nói:

Đa tạ ân nhân cứu mạng. Không biết lấy gì báo đền, chúng tôi xin tặng người viên

ngọc này, mang nó vào người có thể đi được dưới nước dễ dàng không khác gì trên

bộ. Nếu đem ngọc này xuống nước mà khoắng thì sẽ rung động đến tận đáy biển.

Ngỗng lại nói tiếp:

– Còn như con tép là vật đã thế mạng chúng tôi thì từ nay, dòng dõi chúng tôi sẽ xin

chừa tép ra không ăn, để tỏ lòng nhớ ơn!

Dã Tràng không ngờ có sự báo đáp quá hậu như thế, sung sướng nhận lấy ngọc rồi về.

Khi đến bờ sông, Dã Tràng muốn thử xem công hiệu của viên ngọc mới, liền cứ để

nguyên áo quần xuống nước. Thì lạ thay nước rẽ ra thành một lối cho ông đi thẳng

xuống đáy sông. Ông dạo cảnh hồi lâu rồi cầm viên ngọc khoắng vào nước nhiều lần

thử xem thế nào.

Hôm đó, Long vương và các triều thần đang hội họp ở thủy phủ bỗng thấy nhà cửa

lâu đài và mọi kiến trúc khác bỗng nhiên rung động cơ hồ muốn đổ. Ai nấy đều nháo

nhác không hiểu duyên cớ. Vua lập tức truyền cho bộ hạ đi dò la sự tình.

Bộ hạ Long vương đi theo con đường sóng ngầm lọt vào cửa sông thì thấy Dã Tràng

đang cầm ngọc khoắng vào nước. Mỗi một lần khoắng như thế, họ cảm thấy xiêu

người nhức óc. Tuy biết đích là thủ phạm, họ cũng không dám làm gì, chỉ tiến đến

dùng lời nói khéo mời ông xuống chơi thủy phủ.

Gặp Long vương, Dã Tràng cho biết đó là mình chỉ mới làm thử để xem phép có hiệu

nghiệm chăng. Long vương và triều thần nghe nói, ai nấy đều xanh mắt. Nếu hắn làm

thật thì thế giới thủy phủ sẽ còn gì nữa! Vì thế, Long vương đãi Dã Tràng rất hậu. Ông

muốn gì có nấy. Cho đến lúc ông ra về, Long vương còn đem vàng bạc tống tiễn rất

nhiều để mong ông nể mặt.

Dã Tràng lên khỏi nước có bộ hạ của Long vương tiễn chân về tới tận nhà mới trở lại.

Bà con xóm giềng thấy ông đã không việc gì mà lại trở nên giàu có thì ai cũng lấy làm

mừng cho ông. Từ đó Dã Tràng rất quý hai viên ngọc. Ông may một cái túi đựng

chúng và luôn luôn đeo ở cổ.

Một hôm Dã Tràng đi bộ nửa ngày đường đến nhà một người bà con ăn giỗ. Lúc đến

nơi, Dã Tràng sờ lên cổ giật mình mới nhớ ra vì vội quá nên ông đã bỏ quên mất túi

ngọc ở nhà. Ông không thể nào còn an tâm ngồi ăn được. Mọi người đều lấy làm ngạc

nhiên thấy ông vừa chân ướt chân ráo đến nơi đã vội cáo từ về ngay.

Nhưng khi về đến nhà, ông tìm mãi vẫn không thấy túi ngọc đâu cả. ông rụng rời cả

người. Đi tìm vợ, vợ cũng không thấy nốt. Nóng ruột, ông lục lọi khắp nơi. Cuối cùng

ông bắt được một mảnh giấy do vợ viết để lại gài ở chỗ treo án. Trong đó, vợ ông nói

rằng có người của Long vương lên bảo cho biết hễ ai bắt được túi ngọc đưa xuống

dâng Long vương thì sẽ được phong làm hoàng hậu. Bởi vậy bà ta đã trộm phép ông

đưa túi ngọc xuống thủy phủ rồi, không nên tìm làm gì cho mệt.

Đọc xong thư vợ, Dã Tràng ngất đi. Ông không ngờ vợ ông lại có thể như thế được.

Ông cũng không ngờ âm mưu của Long vương thâm độc đến nước ấy. Nghĩ đến hai

thứ bảo vật, ông tức điên ruột. Sau cùng, ông dự tính cho cát lấp biển thành một con

đường đi xuống thủy phủ để lấy lại túi ngọc vì ông còn nhớ rõ đường lối đến cung

điện của Long vương. Mặc dầu mọi người can ngăn, ông cũng không nghe, bèn dọn

nhà ra bờ biển để làm công việc đó. Ngày ngày ông xe cát chở đến bờ quyết lấp cho

bằng được.

Cho tận đến chết, Dã Tràng vẫn không chịu bỏ dở công việc. Chết rồi ông hóa thành

con còng còng hay cũng gọi là con dã tràng, ngày ngày xe cát để lấp biển

Tục ngữ có câu:

Dã tràng xe cát biển Đông,

Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *