Sự tích trầu cau

Ngày xưa, có hai anh em ruột tên là Tân và Lang, dáng người và khuôn mặt giống nhau như đúc, đến nỗi người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng, từng được vua Hùng triệu về Phong Châu ban thưởng và đặt tên là Cao. Từ đó, gia đình lấy tiếng “Cao” làm tên họ.

Khi hai anh em lớn lên, cha mẹ lần lượt qua đời. Cả hai quyến luyến nhau, không chịu rời nửa bước. Trước khi mất, người cha gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu. Nhưng khi Tân đến theo học, Lang không chịu ở nhà một mình, cũng cố xin được học cùng anh. Nhà họ Lưu có một cô con gái cùng lứa tuổi với họ.

Để phân biệt ai là anh, ai là em, một hôm cô gái họ Lưu bày ra một mưu nhỏ. Giữa lúc họ đang đói, nàng chỉ dọn cho họ một bát cháo với một đôi đũa. Đứng sau khe vách, nàng thấy một người nhường cháo cho người kia ăn. Nàng lẩm bẩm: “À, ra anh chàng vui tính kia là anh!”

Từ đó, giữa Tân và cô gái có nhiều cuộc gặp gỡ, tình yêu giữa hai người ngày càng khăng khít. Thấy vậy, đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con gái cho Tân. Sau khi cưới, hai vợ chồng đến ở một ngôi nhà mới, có Lang ở chung.

Từ ngày lấy vợ, Tân tuy vẫn chiều chuộng em nhưng không âu yếm như trước. Trước kia, Lang thường được anh chăm sóc, nhưng bây giờ chàng có nhiều ngày cô đơn. Lang nhận thấy nhiều khi Tân muốn lánh mình. “Phải rồi, anh ấy mê vợ quên ta,” Lang buồn bực nghĩ.

Một hôm, Tân và Lang cùng lên nương đến tối mịt mới về. Lang về trước, vừa đặt chân lên ngưỡng cửa thì vợ Tân từ trong buồng chạy ra ôm chầm lấy mình. Lang kêu lên. Cái nhầm của chị dâu làm cho cả hai ngượng nghịu xấu hổ. Giữa lúc đó, Tân bước vào nhà.

Từ đây, Lang lại biết thêm một tính cách mới của anh. Tân ghen em, càng làm tăng sự hững hờ của Tân đối với chàng. Lang vừa giận vừa thẹn, muốn bỏ nhà ra đi. Một hôm trời còn mờ sáng, Lang quyết định khởi hành. Chàng cứ theo con đường mòn đi mãi, lòng đầy bực bội oán trách. Đi mấy ngày đường, Lang đến bờ một con sông lớn. Thấy nước chảy xiết, chàng ngại ngùng, nhưng quyết không chịu trở lại. Lang ngồi cúi gục trên bờ, ôm mặt khóc mãi cho đến khi hóa đá.

Tân ban đầu không để ý việc em mất tích. Sau mãi vẫn không thấy em về, Tân đi tìm các nhà quen nhưng không thấy. Biết em bỏ đi vì giận mình, chàng hối hận. Hôm sau nữa, Tân hoảng hốt để vợ lại nhà, cất bước đi tìm. Sau mấy ngày, chàng đến bờ một con sông rộng. Không có cách gì qua được, Tân đi men dọc sông, cuối cùng thấy em đã hóa thành đá. Tân đứng bên cạnh hòn đá khóc mãi cho đến khi hóa thành một cây mọc thẳng lên trời bên cạnh hòn đá.

Vợ Tân chờ mãi không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Nhưng cuối cùng con sông nọ ngăn cản bước chân nàng. Nàng ngồi lại bên cạnh cây, khóc đến cạn cả nước mắt và sau đó chết hóa thành một cây dây quấn quanh cây kia.

Đợi mãi không thấy ba người về, vợ chồng đạo sĩ nhờ mọi người chia nhau tìm kiếm. Trước hòn đá và hai cây lạ, họ chỉ còn biết dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông. Nhân dân quanh vùng gọi là miếu “anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa.”

Về sau, một năm nọ trời hạn hán khắc nghiệt. Mọi cây cỏ đều khô héo, chỉ có hai cây mọc bên cạnh hòn đá trước miếu vẫn xanh mướt. Mọi người cho là linh dị. Vua Hùng một hôm ngự giá qua xứ đó. Khi đi qua miếu, vua ngạc nhiên hỏi: “Miếu này thờ vị thần nào? Mấy loại cây này ta chưa từng thấy bao giờ?”

Để trả lời câu hỏi của vua, Lạc tướng cho gọi mấy cụ già quanh vùng đến hỏi. Hùng Vương càng nghe, càng cảm động. Vua vạch lá trèo lên nhìn khắp mọi chỗ. Đoạn, vua sai người trèo cây hái quả xuống nếm thử. Vị chát không có gì lạ, nhưng khi nhai với lá cây dây thì một vị lạ đến đầu lưỡi: vừa ngon ngọt, vừa thơm cay.

Tự nhiên một viên quan hầu kêu lên: “Trời ơi! Máu!” Mọi người giãn ra kinh ngạc. Thì ra những bãi nhai quả và lá của hai thứ cây đó khi nhổ xuống đá bỗng đỏ ối như máu. Vua sai lấy cả ba thứ nhai lẫn với nhau, bỗng thấy nóng bừng như có hơi men, môi đỏ tươi, sắc mặt hồng hào tươi đẹp. Vua bảo:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *